10 Thành Phần Có Nguồn Gốc Động Vật Trong Mỹ Phẩm

Trong khi các biểu tượng Leaping Bunny (lập ra bởi CCIC – Coalition for Consumer Information on Cosmetics) hay CCF Rabbit (chứng nhận bởi Cruelty Free International), và cả Cruelty Free Rabbit (kiểm chứng bởi PETA), đảm bảo rằng mỹ phẩm của bạn không thử nghiệm trên những chú thỏ, chuột hay bất cứ loài động vật nào. Những chứng nhận “thỏ hạnh phúc” […]

Đã cập nhật 18 tháng 2 năm 2022

Bởi TopOnMedia

10 Thành Phần Có Nguồn Gốc Động Vật Trong Mỹ Phẩm

Trong khi các biểu tượng Leaping Bunny (lập ra bởi CCIC – Coalition for Consumer Information on Cosmetics) hay CCF Rabbit (chứng nhận bởi Cruelty Free International), và cả Cruelty Free Rabbit (kiểm chứng bởi PETA), đảm bảo rằng mỹ phẩm của bạn không thử nghiệm trên những chú thỏ, chuột hay bất cứ loài động vật nào. Những chứng nhận “thỏ hạnh phúc” đó vẫn không đủ khả năng kiểm soát các thành phần chứa trong sản  phẩm là không “cư xử” thiếu đạo đức với động vật.

Những cái tên latin không giúp bạn đoán được rằng đó có phải là thành phần tổng hợp, tên một loài cây có hay thực sự là một phần cơ thể của một sinh vật vô tội nào. Sự tàn nhẫn khi “cướp” và hành hạ những loài thú hoang dã để có được những thành phần động vật quý giá đã rất phổ biến đối với nước hoa. Nhưng mỹ phẩm của bạn, từ kem chăm sóc da, son môi cho đến dầu gội, đều có thể chứa những thành phần lấy từ các loài động vật nhỏ bé mà bạn không ngờ được. Dưới đây là một số những thành phần có nguồn gốc động vật được liệt kê và truy xuất bởi những người Làm đẹp có trách nhiệm, giúp bạn lựa chọn mỹ phẩm thực sự nhân đạo, thực sự vegan.

1. Guanine

Trong những lọ sơn móng hay phấn mắt óng ánh kim tuyến mà các cô nàng thường mê tít đều có chứa một chất kết tinh được gọi là guanine, có nguồn gốc từ vảy cá (thường là một loài cá nước ngọt có tên Alburnus alburnus). Tinh thể guanine cũng được dùng trong các sản phẩm làm sáng da, thuốc nhuộm tóc, son môi, sữa tắm và dầu gội đầu.

2. Carmine

Carmine là một chất nhuộm đỏ tự nhiên được chiết xuất từ rệp son (một loài bọ cánh cứng tên khoa học là cochineal beetle) và một số loài côn trùng không cánh thường ăn cây xương rồng ở nước Nam Mỹ và Trung Mỹ. Khi nghiền nát chúng sẽ có một chất màu đỏ tiết ra gọi là acid carminic, sau đó trộn với muối canxi, tạo thành một chất nhuộm màu đỏ tự nhiên gọi là carmine. Bởi chất nhuộm này tự nhiên và an toàn cho người tiêu dùng nên thường được sử dụng trong son môi và một số loại thực phẩm. Bởi vì có hằng trăm con bọ cánh cứng bị nghiền nát, cho nên nhiều ý kiến phản đối các sản phẩm tiêu dùng chứa carmine dán nhãn vegan.

3. Tallow

Đây là một sản phẩm từ mỡ động vật, được chiết xuất từ xác động vật được đun sôi và cạo lấy mỡ từ những chất nổi lên trên. Số xác động vật này có thể đến từ nhiều nguồn bệnh tật như: động vật thí nghiệm; xác lợn, bò và cừu đã chết trước khi mang đến lò mổ, hay chết do mắc bệnh; hoặc là thịt hết hạn từ siêu thị. Chất mỡ tallow này sau đó được sử dụng như một chất làm mềm trong mỹ phẩm như son dưỡng môi, kem dưỡng ẩm và xà phòng.

Hãy chú ý tới các thành phần như oleic, palmitic, stearic, palmitoleic, linoeic, myristic nếu chúng được in trên bao bì mỹ phẩm. Nếu bắt gặp một hay một số những thành phần này, mỹ phẩm đó của bạn có thể có chứa tallow. Bạn có thể liên hệ đến nhà sản xuất và thương hiệu để làm rõ liệu chúng có phải là thành phần có nguồn gốc động vật hay không.

4. Squalene

Hầu hết các loại thực vật và động vật đều tự tạo ra loại dầu tự nhiên này trong cơ thể, bao gồm cả con người. Nhưng một hình thức phổ biến trong mỹ phẩm là lấy từ gan của cá mập. Thực tế thì chất squalene trong cá mập dễ hấp thụ vào da và vì thế được ưa chuộng hơn, thường có chứa trong son dưỡng môi, kem chống nắng và kem dưỡng ẩm.

Ngày nay, nhiều nhà sản xuất mỹ phẩm đã ngưng sử dụng dầu gan cá mập vì sự lên án của các nhà bảo vệ môi trường, nhưng không hoàn toàn không có trong một số sản phẩm làm đẹp trên thị trường. Một vài công ty chuyên về mỹ phẩm vegan sử dụng squalene, do vậy nếu đọc thấy tên thành phần này trên bao bì mỹ phẩm, chỉ cần đảm bảo rằng nó thực sự có nguồn gốc từ thực vật.

5. Sheep placenta

Sheep placenta hay nhau thai cừu là một thành phần mỹ phẩm đã được biết đến từ khá lâu tại Việt Nam. Mỹ phẩm nhau thai cừu được xem là sản phẩm đặc trưng của nước Úc. Các chế phẩm từ nhau thai cừu như serum, kem dưỡng da, mặt na và cả thuốc viên dùng để uống, đã trở thành xu hướng chăm sóc da của nhiều phụ nữ tại Việt Nam và khắp thế giới.

Tác dụng làm đẹp của nhau thai cừu được quảng bá là “thần dược” giúp trẻ hóa làn da, điều trị nám – tàn nhang, tăng cường tái tạo hồng cầu trong máu, làm liền sẹo, cung cấp năng lượng và dưỡng chất giúp vóc dáng được cân đối,…Tuy nhiên, cũng chính vì sự nổi tiếng của thành phần này đã dẫn đến sự lạm dụng của ngành Công Nghiệp làm đẹp. Trên thị trường xuất hiện mỹ phẩm nhau thai cừu không rõ nguồn gốc, không được xử lý tốt trong quá trình điều chế, do đó có thể gây kích ứng, viêm da và gây bệnh khi uống trực tiếp.

6. Snail Slime

Các chất nhầy nhớt tiết từ những con ốc có chứa axit glycolic, còn được gọi là axit alpha hydroxy hay elastin – một loại protein có thể đưa các mô trở về hình dạng ban đầu sau khi bị kéo giãn. Do bởi tính chất đàn hồi này, loài ốc sên đã trở thành một thành phần kỳ diệu giúp cho những ai muốn níu kéo tuổi thanh xuân. Các loại kem có chứa thành phần chiết xuất từ chất nhầy của ốc sên, giúp làm căng các nếp nhăn.Ốc sên được xử lý bằng hơi nước để làm cho chúng phát ra chất nhờn @Telegraph

Trong khi loài ốc sên đang bị “cạo nhớt” một cách tàn nhẫn, thì đại diện phát ngôn của thương hiệu Dr Organics (nổi tiếng với các dòng sản phẩm snail gel) hay ngài chủ tịch của Hiệp Hội Thú Y Quốc Gia Ý phát biểu rằng họ nuôi nhốt hàng ngàn con ốc sên một cách thân thiện và không làm hại gì đến ốc sên cả, thay vào đó còn cho chúng làm spa, bằng cách xử lý hơi nước để chúng tiết ra chất nhờn.

7. Lanolin

Lanolin hay được gọi là sáp len (wool wax) hay dầu lông cừu. Chúng ta biết loài cừu tiết ra chất dầu từ da của chúng để chống mất nước, và từ đó dầu lông cừu được chiết xuất để sản xuất các sản phẩm dưỡng da và xà phòng. Sứ mệnh tự nhiên của lanolin là bảo vệ lông và da cừu khỏi sự tác động của khí hậu và môi trường, bao gồm trách nhiệm vệ sinh da. Ngày nay, Lanolin và các dẫn xuất của nó được sử dụng nhiều trong việc chăm sóc da cho con người, dù một phần cũng được dùng để điều trị bệnh.Một hộp dầu lông cừu, tại trung tâm du lịch De la Laine et de la Mode, thuộc Verviers, nước Bỉ

8. Collagen trong cá

Trước khi có bệnh bò điên hay còn gọi là bệnh não xốp bò, các loại kem collagen thường được lấy từ tế bào của bò. Nhưng ngày nay, collagen từ cá được dùng phổ biến hơn, vì chúng có thể hấp thụ vào tế bào cơ thể người mà có ít hoặc không có mùi khó chịu, lại dễ dàng tan trong nước, nguy cơ dị ứng thấp, và cung cấp được nhiều collagen tổng hợp có chất lượng hơn.

Collagen trong cá đang trở thành lựa chọn hàng đầu cho các sản phẩm dưỡng da, với mục đích cải thiện độ mịn màng, độ đàn hồi, độ ẩm, làm chậm sự hình thành nếp nhăn của da mặt. Loại thành phần này có thể ít cảm thấy tàn nhẫn nhưng hoàn toàn không thuần chay.

9. Keratin

Đây là thành phần có nguồn gốc động vật phổ biến trong dầu gội đầu và dầu xả. Đến đây, hẳn bạn vừa nhớ ra một nhãn dầu gội quen thuộc thường thấy ở siêu thị và các cửa hiệu, là TRESemmé. Dầu gội này thực sự tốt, tuy nhiên bạn có thể muốn biết: keratin là loại protein có nguồn gốc từ sừng, móng, lông vũ, lông cừu và lông của một số loại động vật. Vậy, nếu bạn là một người ăn chay trường và chỉ mong dùng mỹ phẩm vegan, TRESemmé cũng như các thương hiệu mỹ phẩm sử dụng keratin đều không dành cho bạn.

10. Shellac

Shellac là chất nhựa màu đỏ hồng, được chiết xuất từ các con cái thuộc họ bọ cánh cứng có tên Lac (phổ biến nhất là giống Kerria lacca). Chất shellac này rất phổ biến trong dòng sản phẩm sơn móng nail polish. Chúng ta có thể tìm thấy chất này ở vỏ cây, nhưng các công ty mỹ phẩm lớn không có thời gian để thực hiện công đoạn cạo nhựa vỏ cây như vậy. Do đó, các công ty này đã đun sôi đám bọ cánh cứng còn sống rồi thu hoạch chất shellac mà họ cần.

Nếu bạn là một cô nàng không thích giết hại những con bọ cánh cứng, ngoài việc tìm hiểu thông tin sản phẩm và lựa chọn nhà sản xuất cùng chí hướng, còn phải thận trọng vì shellac có thể được dùng trong chất sáp nhuộm đỏ các quả táo, và cả trong những thỏi nến thơm lung linh lãng mạn.