Phong Cách Avant Garde: Sức Sáng Tạo Và Trí Tưởng Tượng Cường Điệu

Bất cứ những ai đã từng say mê những gót giày kỳ quái kiêu hãnh của Alexander McQueen. Đã từng tròn mắt ngỡ ngàng vì sự lộng lẫy huyền bí và ma quái của các cô đào dưới tay John Galliano. Hay những ai vẫn đang âm thầm ngưỡng mộ sức sáng tạo “sâu thẳm” của các […]

Đã cập nhật 16 tháng 2 năm 2022

Bởi TopOnMedia

Phong Cách Avant Garde: Sức Sáng Tạo Và Trí Tưởng Tượng Cường Điệu

Bất cứ những ai đã từng say mê những gót giày kỳ quái kiêu hãnh của Alexander McQueen. Đã từng tròn mắt ngỡ ngàng vì sự lộng lẫy huyền bí và ma quái của các cô đào dưới tay John Galliano. Hay những ai vẫn đang âm thầm ngưỡng mộ sức sáng tạo “sâu thẳm” của các nghệ sỹ trong giới thời trang Nhật Bản như: “nữ hoàng chấm bi” Yayoi Kusama, “luật sư điên” Yohji Yamamoto, bà chủ “Like Boys” Rei Kawakubo,v.v…Hẳn, không khó để nhận ra mối liên kết của phong cách Avant Garde, trong xuyên suốt chiều dài không gian và thời gian của các tác phẩm thời trang nghệ thuật đó. Bộc lộ với tất cả sức sáng tạo và trí tưởng tượng cường điệu, táo bạo, ngang tàng, bất cần và thậm chí được nhận định là những “phần tử anti-fashion”; chính là lý do vì sao phong cách Avant Garde được xem là lăng kính của nghệ thuật thời trang Haute Couture.

1. Nguồn gốc

Thuật ngữ Avant Garde được sử dụng trong các lĩnh vực nghệ thuật từ hội hoạ, kiến trúc, điện ảnh, âm nhạc và thời trang. Xuất hiện từ nửa đầu thế kỷ XIX tại Châu Âu, phong cách Avant Garde dưới vỏ bọc là phân nhánh của chủ nghĩa Dada, “ngầm” lây lan đến Mỹ trong những năm khởi phát của chiến tranh thế giới (1915). Trong những năm thập niên 70 của thế kỷ trước, Avant Garde được xem là trường phái thiết kế mang tính đột phátiên phong phá vỡ những chuẩn mực của vẻ đẹp ước lệ sẵn có trước đó.

Phong cách Avant Garde
Nguồn: Internet

Avant Garde đã tồn tại qua nhiều biến đổi trong suốt các giai đoạn lịch sử của nó, cùng với các hình thức nghệ thuật khác như Minimalism, Pop-Art hay Abstract Expressionism

2. Đặc trưng

Trường phái nghệ thuật Avant Garde phản ánh những giá trị vô tận của sự sáng tạo, đột phá và mang tính độc bản. Những nghệ sĩ Avant Garde mang trong lòng khát vọng trở thành những kẻ tiên phong của thời đại. Nhưng hơn hết là nhằm khẳng định tiếng nói và cái nhìn cá nhân đối với thế giới và nhân sinh quan.

Avant Garde là tượng trưng cho sự tiến hoá của nghệ thuật. Trong giới thời trang, từ ý tưởng trứng nước cho đến những buổi trình diễn gây choáng ngợp trên sàn Runway, phong cách Avant Garde được xem là tuyên ngôn mới của cái đẹp, sức sáng tạo và trí tưởng tượng vượt thời đại.

Phong cách Avant Garde có khuynh hướng đối nghịch, phủ nhận hoặc đi chệch những định hướng truyền thống. Thời trang trong thị hiếu nghệ thuật Avant Garde được các nhà thiết kế làm đảo lộn mọi giá trị thường thức với cái nhìn một chiều, vị kỷ và không tuân theo bất kỳ quy chuẩn thời trang nào đã hình thành trước đó. Nguyên tắc quan trọng nhất của phong cách Avant Garde là không chịu sự ràng buột của bất kỳ các quy tắc nào.

Những buổi trình diễn thời trang mang phong cách Avant Garde phổ biến vào cuối những năm 70 – đầu thập niên 80, không những gây sốc mà còn nhận lấy sự chỉ trích bởi tính dị biệt, ngông cuồng, phá cách và quái lạ. Các nhà thiết kế theo đuổi trường phái Avant Garde là những người “chống đối” và thách thức các giá trị văn hoá, chính trị, xã hội cũng như các hội, viện và tổ chức nghệ thuật.

3. Tính phổ biến

Trong khi phong cách Avant Garde nổi lên đầy “sóng gió” ở các nước phương Tây, thì tại một quốc đảo quật cường ở bên kia Thái Bình Dương, phong cách Avant Garde là dòng chảy âm ỉ trong sự phát triển nghệ thuật của đất nước Nhật Bản. Vào cuối những năm 60s, Mary Baskett – nhà quản lý vải in hoa của Cincinnati Art Museum là một trong những người phát hiện ra sự nhen nhóm của Avant Garde trong những mẫu thiết kế thời trang của Nhật Bản.

phong cách Avant Garde 
Nguồn: Internet

Hầu hết những thương hiệu thời trang theo đuổi phong cách Avant Garde đều chỉ “nổi loạn” trong trung tâm của lĩnh vực nghệ thuật đó. Khác với sự nổi tiếng lừng danh như các thương hiệu thời trang Hàn Lâm, các nhà mốt Avant Garde giữ cho mình vẻ “ẩn dật” và kín tiếng với đại chúng. Tuy nhiên, Avant Garde mang một sức hút mãnh liệt, đủ cho các thương hiệu này sở hữu một lượng đông đảo những người hâm mộ trung thành và “điên loạn” không kém.

Những biểu hiện bên ngoài tưởng chừng tầm thường, “xằng bậy” nhưng là một phần không thể thiếu của trường phái Avant Garde. Trong lĩnh vực thời trang, các trào lưu phá huỷ (deconstruction) và tái chế (recycle) cũng chịu phần nào ảnh hưởng từ Avant Garde.

4. Nhãn hiệu

Các thương hiệu tiêu biểu theo đuổi trường phái Avant Garde và để lại dấu ấn sâu đậm trong giới mộ điệu bao gồm: Dior (trong thời đại của John Galliano), Alexander McQueen, Maison Margiela, Iris van Herpen, Comme des Garcon, Issey Miyake, Yayoi Kusama, Yohji Yamamoto, Rei Kawakubo, Vivienne Westwood, Gou Pei, Paco Rabanne,

5. Các gương mặt biểu tượng

Những nhân vật tiêu biểu làm nên cuộc cách mạng trong thế giới thời trang bằng nghệ thuật Avant Garde như nhà thiết kế Vivienne Westwood, John Galliano, Gou Pei, Yohji Yamamoto, Rei Kawakubo, Yayoi Kusama, Alexander McQueen, Thierry Mugler, Andre Courreges, Gareth Pugh,… Lady Gaga có thể được xem là “kẻ cuồng tín” đối với trường phái thời trang Avant Garde